Xử lý nước thải y tế, điều cần phải làm đối với các cơ sở y tế hiện nay!

Ngày tạo: 05/05/2022 - Lượt xem: 487

Quy trình xử lý nước thải y tế cần đảm bảo các điều kiện quan trọng để đảm bảo an toàn, cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về quy trình này nhé!

Nước thải y tế là một trong số rất nhiều nước thải gây ảnh hưởng tới môi trường. Chính vì vậy, một khi không được xử lý, làm sạch theo quy định thì sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân cũng như cảnh quang môi trường. Vậy xử lý nước thải y tế như thế nào, cách để xử lý nước thải từ y tế ra sao? Hãy cùng với ReGreen chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây.

Thành phần trong nước thải y tế

Nước thải y tế chứa rất nhiều vi khuẩn mang bệnh từ các bệnh viện, phòng khám. Cho nên, xả thải vào môi trường mà không qua xử lý, làm sạch để lại nguy cơ nhiễm mầm bệnh vào môi trường, nước, người dân, động vật sử dụng nguồn nước gây nên dịch bệnh trong cộng đồng. Trong nước thải y tế thường chứa chất sau:

  • Chất dinh dưỡng.
  • Chất hữu cơ.
  • Hóa chất độc hại của các thiết bị y tế.
  • Một số chất rắn.
  • Các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
  • Mầm bệnh trong máu, dịch cơ thể của người bệnh.

Dựa vào những thành phần nêu trên thì nước thải y tế có mức độ ô nhiễm không quá cao, có thể xử lý làm sạch bằng rất nhiều phương pháp hiện nay.

Thành phần chính cho trong nước thải y tế 

Một số phương pháp xử lý nước thải y tế phòng khám 

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải y tế từ bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa được sử dụng như:

Làm sạch bằng phương pháp lọc nhỏ giọt

Ưu điểm:

  • Hiệu quả với nước thải ô nhiễm mức độ trung bình
  • Thiết kế, lắp đặt dễ dàng, chi phí không cao
  • Vận hành một cách đơn giản
  • Không gây tiếng ồn khi sử dụng
  • Tiết kiệm điện

Nhược điểm:

  • Không hiệu quả với nước thải chứa nhiều hữu cơ
  • Cần xây dựng bể điều hòa
  • Thiết bị khá cồng kềnh, chiếm diện tích
  • Hay gây mùi trong quá trình sử dụng

Làm sạch bằng bùn ở bể hiếu khí

Ưu điểm:

  • Hiệu quả đối với nước thải dạng hữu cơ và amoni cao
  • Quá trình hoạt động không cần người duy trì
  • Thiết kế tối giản nên chi phí thấp

Nhược điểm:

  • Bùn trong bể khó lắng, cần nhân viên được đào tạo để xử lý
  • Chi phí điện năng cao
  • Gây tiếng ồn và mùi hôi trong quá trình lọc

Làm sạch bằng bùn hoạt tính hiếu khí

Làm sạch bằng phương pháp V69 và CN 2000

Ưu điểm:

  • Hiệu quả với nước thải có hữu cơ và nitơ
  • Vận hành đơn giản, không yêu cầu nhân viên chuyên môn cao
  • Chiếm ít diện tích

Nhược điểm:

  • Gây tiếng ồn và mùi hôi trong quá trình lọc
  • Được làm bằng kim loại, không bền bỉ với thời tiết thay đổi

Làm sạch theo phương pháp AAO 

Ưu điểm:

  • Xử lý nước thải y tế ô nhiễm cao
  • Thi công nhanh, kết cấu nhỏ, cơ động
  • Chi phí điện năng, vận hành thấp
  • Diện tích không nhiều, có thể di chuyển
  • Không sinh mùi hôi khi vận hành

Nhược điểm:

  • Cần được bảo dưỡng thường xuyên
  • Yêu cầu nhân viên được đào tạo bài bản
  • Chi phí thiết bị tương đối cao

Làm sạch theo phương pháp AO

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nước thải ô nhiễm trung bình
  • Thi công nhanh, kết cấu nhỏ, cơ động
  • Chi phí điện năng, vận hành thấp
  • Diện tích không lớn, có thể di chuyển
  • Không sinh mùi hôi khi vận hành

Nhược điểm:

  • Cần được bảo dưỡng thường xuyên
  • Yêu cầu nhân viên được đào tạo bài bản
  • Chi phí thiết bị tương đối cao

Làm sạch  bằng hồ sinh học ổn định

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nước thải ô nhiễm trung bình thấp
  • Chi phí thấp
  • Vận hành dễ dàng, không yêu cầu nhân viên chuyên môn cao

Nhược điểm:

  • Không xử lý được nước thải y tế có độ ô nhiễm mức cao
  • Tốn nhiều diện tích sử dụng

Hồ sinh học trong quy trình xử lý nước thải y tế

Làm sạch bằng trồng cây với bể yếm khí

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nước thải ô nhiễm trung bình thấp
  • Chi phí thấp
  • Vận hành dễ dàng, không yêu cầu nhân viên chuyên môn cao
  • Đẹp, thân thiện với môi trường

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều diện tích
  • Khả năng khử trùng không tốt nếu thời gian dưới 1 tuần

Một số vấn đề các cơ sở y tế hay mắc phải khi xử lý làm sạch nước thải y tế

Hiện nay, các cơ sở y tế nước ta thường gặp phải những vấn đề sau:

  • Không có hệ thống làm sạch nước thải y tế.
  • Hệ thống xử lý nước thải y tế chất lượng thấp, không đạt đủ tiêu chuẩn.
  • Hệ thống xử lý, làm sạch nước thải thường xuyên gặp sự cố.
  • Hệ thống xử lý nước thải từ y tế không đáp ứng đủ trong quá trình sử dụng.
  • Hệ thống xử lý nước thải đã cũ, cần được nâng cấp.
  • Cơ sở tạo ra ít nước thải, đắn đo không biết có cần xử lí hay không?
  • Không đủ diện tích để xây dựng hệ thống làm sạch nước thải.
  • Chưa xác định được, hệ thống, phương pháp xử lý phù hợp với đơn vị mình.

Trên đây là một số thông tin hữu ích cung cấp về Xử lý nước thải y tế, nếu bạn có nhu cầu lắp đặt, xử lý nước thải, hoặc có nhiều nỗi băn khoăn vướng mắc khác về vấn đề trên thì hãy liên hệ với chúng tôi, ReGreen theo địa chỉ 63/21C Đ. Số 9, Trường Thọ, Thủ Đức, TP.HCM Hoặc liên hệ qua Hotline: 0902.337.065 hoặc 0946.44.22.33. để được phục vụ và giải đáp mọi câu hỏi, thắc mắc của quý khách một cách tận tình nhất.


 


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo