Giới thiệu công nghệ giá thể vi sinh MBBR

Thường được bổ sung thêm trong các hệ thống xử lý nước thải lơn hoặc các hệ xử lý nước thải nhỏ nhằm tạo môi trường sống cho hệ vi sinh xử lý nước thải, tăng hàm lượng vi sinh trong hệ thống giúp nâng cao hiểu quả xử lý nước thải của hệ thống.

Giá thể vi sinh dạng sần sùi cải tiến từ dạng giá thể vi sinh trơn cung cấp không gian diện tích bề mặt lớn hơn gấp nhiều lần. Giúp tăng lượng vi sinh cần để xử lý chất ô nhiểm, do đó một số hệ xử dụng giá thể vi sinh thường chiếm ít diện tích hơn so với các hệ không sử dụng. Sự xáo trộn của giá thể giúp tăng thời gian tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải  làm tăng hiểu quả xử lý.

Cơ chế hoạt động Giá thể vi sinh MBBR

Cơ chế hoạt động của giá thể vi sinh MBBR phụ thuộc chính vào cơ chế bám dính của vi sinh vật và cơ chế của màng sinh học, để lựa chọn loại giá thể phù hợp với hệ thống xử lý nước thải ta cần nắm rõ cơ chế hoạt động của giá thể vi sinh

Trong thời gian đầu khi giá thể vi sinh được thêm vào hệ thống, vi sinh vật hoạt động trong quá trình xử lý nước thải bắt đầu quá trình bám dính nhờ vào cơ chất ngoại bào tiết ra tự nhiên bám dính lên các bề mặt giá thể, vi sinh bám dính phát triển tạo tiết ra nhiều chất ngoại bào hơn và nhiều vi sinh vật bám lên dần hình thành lớp màng mỏng được gọi là màng sinh học, thường có thể cảm thấy trơn khi chạm vào. 

Vi sinh dính bám trong màng sinh học hấp thụ dinh dưỡng gồm các thành phần hữu cơ và vô cơ trong nước thải như nước vo gạo hay đồ ăn thừa, vi sinh phát triển làm tăng nồng độ MLSS ( khối lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi) giúp giảm nồng độ chất hữu cơ gây ô nhiễm ở nước thải đầu ra, nhiều vi sinh phát triển và bám dính lên nhau tạo thành lớp màng sinh học dày. Do các vi sinh bề mặt nhận hết lượng oxi để hoạt động nên chia màng sinh  học thành 3 vùng là hiếu khí ở trên cùng, thiếu khí ở giữa và dưới cùng là kỵ khí vi sinh hoạt đông dưới điều kiện không có không khí.

Sau khi vi sinh trong màng sinh học phát triển trong một thời gian lâu, quá trình bóc tách xảy ra ở cuối chu kỳ, vi sinh vật phát triển thành lớp càng dày càng dễ tự bóc tách trong quá trình xáo trộn sục khí của bể sinh học. Màng sinh học sau đó trở lại thành bùn hoạt tính có trong bể, còn một phần nhỏ không bóc tách hết tiếp tục chu kỳ phát triển của màng sinh học.

 

 

0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo