Công Ty xử lý nước thải phòng thí nghiệm, xét nghiệm, phòng khám

Ngày tạo: 16/06/2021 - Lượt xem: 525

Công ty Regreen chuyên xử lý nước thải phòng thí nghiệm, xét nghiệm, phòng khám. Hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả cao, tiết kiệm diện tích, chi phí, hệ thống nhỏ gọn, quy trình xử lý luôn đạt chuẩn của bộ y tế

 Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện

Ví dụ như: pha chế thuốc, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương bệnh nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm,… Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bênh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, có nồng độ kháng sinh cao và vi khuẩn gây bệnh cao.

Nước thải y tế chứa rất nhiều vi trùng, virus, các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị. Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bênh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, có nồng độ kháng sinh cao và vi khuẩn gây bệnh cao.

Nước thải y tế ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường vừa kể trên thì thường có chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, chất khoáng bẩn, các chất khử trùng, dư lượng thuốc kháng sinh, các dung môi hóa học được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân

3. Lượng nước thải y tế phát sinh là bao nhiêu?

Tùy theo số lượng bệnh nhân lưu trú tại bệnh viện và quy mô bệnh viện mà lượng nước thai hằng ngày xả ra khác nhau. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính được lượng nước thải phát sinh như sau:

- Đối với bệnh viện có quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày

- Đối với bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày

- Đối với bệnh viện trường học: 500 – 900 lít/người.ngày

Lượng nước cấp phục vụ cho y tế chính là cơ sở để tính toán và lựu chọn công suất phù hợp cho hệ thống thu gom. Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống thu gom xử lý. Nếu hệ thống thu gom không triệt để thì lượng nước thải thực tế thường ít hơn rất nhiều.

2. Các thành phần ô nhiễm

Nước thải y tế có chứa rất nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và con người. Nó được xếp vào danh sách những chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ cho con người và môi trường. Trong nước thải y tế chứa:

  • Các chất hữu cơ
  • Các chất dinh dưỡng (N,P)
  • Các chất rắn lơ lửng
  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh như: Coliform, Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, nấm,…
  • Các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong máu, mủ, dịch,… của người bệnh
  • Các loại hóa chất độc hại từ thuốc, chế phẩm điều trị bệnh, thậm chí còn có cả chất phóng xạ,…

Trong đó, thành phần gây ô nhiễm chính không thể thiếu chính là:

pH: 6 - 8

Chất rắn lơ lửng (SS) (mg/l): 100 - 150

BOD (mg/l): 150 – 250

COD (mg/l): 300 - 500

Coliform (MNP/100ml): 105 - 107

3. Ảnh hưởng của nước thải y tế

Nước thải y tế có mức độ gây hại cao gấp nhiều lần so với rác thải và các loại nước thải khác. Đây được xem là nguồn đe doạ rất lớn đối với con người và môi trường

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Nước thải bệnh viện được coi là loại nước thải nguy hại đối với sức khỏe con người. Nếu nước thải chưa xử lý hoặc xử lý không đạt hiệu quả khi xả ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi sống trong môi trường có chứa chất thải bệnh viện, những người có sức đề kháng yếu kém sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là người già và trẻ em.

Bên cạnh đó, khi con người ăn phải những nguồn thủy sinh hoặc thực vật bị ô nhiễm do nước thải có thể gặp các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng. Nước thải y tế có chứa các loại virus gây ra những tác động đáng e ngại cho sức khỏe. Ví dụ như trong nước thải y tế có một lượng vi khuẩn coliform rất cao nếu không may sử dụng phải nước thải y tế chưa xử lý triệt để thì sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, sốt cao, mất nước,.. nếu nghiêm trọng thì rất lâu để hồi phục.

  • Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh

Nước thải y tế khi được xả thẳng ra môi trường sẽ gây những tác động rất lớn đến môi trường sống của chúng ta. Ảnh hưởng đầu tiên là nước thải tác động đến hệ động vật, thực vật sống trong khu vực bị xả thải, nước thải nhiễm khuẩn cao sẽ làm cho thực vật thủy sinh cũng như cá chết hàng loạt. Ảnh hưởng thứ hai là hệ sinh thái động vặt, thực vật cũng như môi trường đất (các chất độc hại tích lũy tồn đọng trong đất) đều bị ô nhiễm sẽ gây mất cân bằng đối với môi trường.

  • Ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt

nước thải y tế chưa qua xử lý gây nhiều tác hại to lớn đối với nguồn nước sinh hoạt. Trong nước thải y tế có nhiều tạp chất, vi khuẩn có tính lây truyền, kim loại nặng,… sẽ khiến nước nguồn sinh hoạt bị ô nhiễm, có mùi khó chịu, bị đục và không còn sạch sẽ.

4. Các phương pháp xử lý nước thải y tế

Nguồn tiếp nhận nước thải y tế là các nguồn như: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước. Việc xử lý nước thải y tế trước khi thải ra môi trường là một việc làm thiết thực và cần thiết, giúp ngăn chặn những tác động xấu tới môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ để làm sạch hiệu quả và tiết kiệm là việc làm cần thiết của mọi phòng khám, cơ sở y tế và bệnh viện. Chất lượng nước của hệ thống xử lý phụ thuộc vào công nghệ xử lý và thiết bị dùng xử lý nước thải. Một số phương pháp xử lý tiêu biểu là:

Thuyết minh quy trình

Bước 1: Nước thải y tế được thu gom về hố gom. Hố thu gom thường có kích thước sâu, bên trong hố hom được bố trí bơm chìm để bơm nước sang bể điều hòa

Bước 2: Sau đó toàn bộ nước thải sẽ được đưa về bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa nước thải được xáo trộn và thồi khí thường xuyên nhờ một hệ thống sục khí được lắp đặt thô dưới đáy được sục lên liên tục để tránh hiện tượng xa lắng kèm theo phân hủy kị khí các chất hữu cơ có trong nước thải y tế tạo nên mùi hôi. Bể điều hòa giúp hạn chế được tình trạng quá tải nguồn nước thải, ổn định nồng độ pH trong suốt quá trình xử lý nước thải. Nước thải tại bể điều hòa sau đó sẽ được bơm vào bể thiếu khí (Anoxic).

Bước 3: Tại bể Anoxic, dùng các vi sinh vật thiếu khí xử lý toàn bộ lượng Amoni và Photpho có trong nước thải. Trong bể thiếu khí thì hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển mạnh giúp xử lý N, P trong nước thải qua quy trình như sau:

Quá trình Nitrat hóa được xảy ra theo phương trình sau:

NH3 à NO3- à NO2- à NO à N2O à N2 (khí)

Quá trình khử Amoni được thực hiện bởi 2 chủng vi sinh vật là Nitrosonas và Nitrobacter. Thành phần Amoni có trong nước thải sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành N2 và thoát ra môi trường. Nhờ đó mà nito có trong nước thải giảm xuống.

Quá trình Photphorit hóa được xảy ra theo phương trình sau:

PO43- Microorganism (PO43-) dạng muối à Bùn

Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình trên là Acinetobacter. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không chứa phốt pho hoặc các hợp chất có chứa phốt pho nhưng dễ bị phân hủy với vi sinh vật hiếu khí ở quá trình tiếp theo.

Nhằm tăng quá trình tiếp xúc cũng như tăng hiệu quả quá trình phản ứng. Thì trong bể Anoxic được bố trí các cánh khuấy chìm. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quá trình phản ứng thì trong thực tế còn sử dụng giá thể từ nhựa, đệm sinh học. Nhằm tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.

Bước 4: tại bể hiếu khí MBR này, màng lọc sinh học MBR sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc). Kích thích lỗ màng rất nhỏ (0.01 – 0.02 micromet, nhỏ hơn kích thước của nhiều loại vi khuẩn) nên bùn và các chất cặn lơ lửng sẽ được giữ lại trong bể.

 Bước 5: Nước sau bể hiếu khí MBR đã là nước sạch nhưng để tăng tính an toàn và khử triệt để các vi sinh vật thì nước sẽ được đưa qua bể khử trùng.

Bước 6: Nước sau khi qua bể khử trùng sẽ được chảy ra bể chứa. Nước tại bể chứa bây giờ là nước sạch đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 28 : 2010 / BTNMT.

Bùn tại bể MBR sẽ được tuần hoàn về bể anoxic để duy trì nồng độ bùn, lượng bùn dư sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn quá trình ổn định bùn kị khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi. Sau đó lượng bùn thải này sẽ được đưa đi xử lý tại các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. mm m m mm m mm m m mm m

5. Ưu điểm, nhược điểm

  • Ưu điểm
  • Màng MBR có thể xử lý triệt để các tạp chất, vi khuẩn,… mà phía sau không cần các bể phụ trợ khác, kích thước bể nén bùn không quá lớn.
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng
  • Vận hành dễ dàng
  • Dễ kiểm soát khi xảy ra sự cố
  • Cấu tạo đơn giản
  • Hiệu quả xử lý cao
  • Có thể thiết kế dạng modul áp dụng nhiều quy mô công trình từ nhỏ đến lớn.
  • Có thể sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cây, tưới đường vì lượng nước đầu ra đã đạt quy chuẩn QCVN : 28:2010/BTNMT
  • Nhược điểm
  • Sục khí liên tục trong quá trình vận hành
  • Hệ thống thổi khí dễ bị tắc do bùn
  • Định kì rửa màng MBR bằng hóa chất 6 – 12 tháng

6. Phạm vi áp dụng

Với giá thành thích hợp, hiệu quả xử lý cao thì công nghệ xử lý này dược áp dụng hầu hết ở nhiều nơi. Đặt biệt là ở các bệnh viện, phòng khám, phòng xét nghiệm,…


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo