Xử lý nước giếng khoan

Ngày tạo: 10/08/2020 - Lượt xem: 641

Công ty tư vấn môi trường, công ty xử lý môi trường, cung cấp giải pháp quản lý và xử lý môi trường chuyên nghiệp

Lọc nước giếng khoan gia đình - hiệu quả với chi phí thấp nhất

 

Công ty Môi Trường ReGreen là công ty tư vấn môi trường, công ty xử lý môi trường, cung cấp giải pháp quản lý và xử lý môi trường chuyên nghiệp. Công ty môi trường ReGreen đã tư vấn quản lý môi trường, tư vấn thiết kế, tổ chức thi công các công trình hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải, xử lý nước cấp và xử lý rác thải cho nhiều công ty, nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trên khắp cả nước. Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia quản lý và kỹ thuật chuyên sâu, Công ty Môi Trường Regreen cung cấp giải pháp quản lý và xử lý môi trường uy tín, chuyên nghiệp với chi phí tối ưu nhất.

 

1. Tại sao cần phải xử lý nước giếng khoan ?

 

Nước giếng khoan là nước được khai thác từ lòng đất thông qua việc khoan hút, hay còn gọi là nước ngầm. Tuỳ theo vị trí địa lý, độ sâu, đặc điểm của địa tầng mà nước giếng khoan có thành phần khác nhau. Các thành phần có trong nước giếng khoan:

 

-  Chất khoáng hoà tan: thành phần thường cao hơn nước về mặt của khu vực.

 

-  Hàm lương sắt, mangan: đây là thành phần có chứa rất nhiều trong nước giếng khoan, là đặc điểm thường gặp chủ yếu ở các nguồn nước giếng khoan. Ở sâu trong lòng đất nên nước giếng khoan thuộc môi trường yếm khí,  không có oxi hoà tan vì vậy, sắt và mangan tồn tại trong nước giếng khoan ở dạng hoà tan, do chưa được tiếp xúc với không khí nên chưa gây màu cho nước.

 

- Nước giếng khoan có độ pH thấp hơn nước bình thường do có chứa lượng cacbon kết hợp với nước để tạo thành axit cacbonic.

 

- Trong nước giếng khoan còn có sự xuất hiện của các loại khí gây mùi như: khí metan, khí H2S, khí NH3,…

 

- Các vi khuẩn tự nhiên sống trong nước ngầm với sắt, mangan, oxy tạo thành các vi khuẩn sắt, cũng là thành phần có ở nước giếng khoan.

 

- Trong nước giếng khoan cũng có chứa các chất hoá học như nitrat, nitrit, các kim loại nặng như: asen, chì, mangan… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người sử dụng.

 

Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen nguyên tố và các hợp chất của Asen cũng được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1. Dạng vô cơ của Asen độc hơn dạng hữu cơ của nó, dạng gây độc ảnh hưởng mạnh tới con người là Asen hóa trị III… Thạch tín là tên gọi thông thường dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của Asen hoá trị III (As2O3). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết ngay tức khắc. Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.

 

Các tổn thương liên quan đến sử dụng nước nhiễm Asen để ăn uống chủ yếu là nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng: tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa, nổi ban đỏ, niêm mạc tổn thương, viêm lợi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên và viêm màng kết hợp. Các triệu chứng về thần kinh như tê cóng, bỏng da, kiến bò kèm theo run, teo cơ, viêm nhiều dây thần kinh. Tổn thương da: viêm, loét dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, biến đổi sắc tố da, sạm da, rụng tóc, rụng lông và tăng tỷ lệ ung thư da, phổi, bàng quang, xương sàng.

 

Đối với người sau khi ăn, uống phải một lượng lớn asen từ 0,3 – 30mg sẽ xảy ra nhiễm độc cấp, các triệu chứng thường bộc lộ trong vòng từ 30 – 60 phút và dẫn tới tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày. Ngộ độc cấp tính Asen thường bắt đầu bằng một cảm giác thấy vị kim loại hoặc tỏi, bỏng rát môi và khó nuốt. Nôn dữ dội có thể xảy ra sau đó và có thể cuối cùng dẫn tới xuất huyết. Sau khi gây ra hàng loạt vấn đề ban đầu với dạ dày – ruột, nhiễm độc Asen có thể làm ngừng hoạt động của nhiều cơ quan, và dẫn đến gan to, rối loạn chuyển hóa melamin, tan máu, viêm dây thần kinh ngoại biên.

 

Sau khi hấp thu Asen vào gan, thận, tim, xương, da, lông, tóc, móng, não và tích lũy một phần ở các tổ chức này. 75% Asen hấp thu được thải qua thận ra nước tiểu dưới dạng acid dimetylarsinic 65% và acid metylarsonic 20%. Vài phần trăm thải theo phân trong tuần lễ đầu tiên. Một số ít Asen hấp thu được thải ra qua sự bong da, lông, tóc, móng….

 

Asen không gây mùi vị khó chịu khi có mặt trong nước ngay cả ở lượng đủ làm chết người, không màu, không mùi, nên không thể phát hiện bằng cảm quan. Vì vậy Asen chỉ được phát hiện qua xét nghiệm.

 

Chì có trong nước có thể phơi nhiễm qua đường tiếp xúc với da, nhưng chủ yếu vẫn là đường tiêu hóa, nếu bạn uống nước nhiễm chì. Trẻ em sẽ hấp thụ khoảng 40-50% lượng chì hòa tan trong nước vào cơ thể. Trong khi đó, người lớn chỉ hấp thụ khoảng 3-10%. Đây chính là lý do tại sao trẻ em là đối tượng gặp nguy hiểm chính nếu tiếp xúc với chì.

 

Khi đi vào cơ thể, chì lưu trữ chính ở máu, mô mềm và xương. Nó sẽ tồn tại trong máu qua một vài tuần, một vài tháng ở các mô mềm và hàng năm ở xương. Chì trong xương, răng, tóc và móng tay được ràng buộc chặt chẽ và ít gây hại.

 

Đối với người lớn, 94% lượng chì hấp thụ được lắng đọng trong xương và răng. Tuy nhiên, đối với trẻ em chỉ khoảng 70%. Thực tế này tiếp tục chỉ ra trẻ em nhiễm chì có nguy cơ hại đến sức khỏe cao hơn nhiều so với người trưởng thành.

 

Ở trẻ em, ngay cả mức thấp tiếp xúc với chì có thể gây ra các thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học. Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động… Trong trường hợp hiếm hoi, ngộ độc chì có thể gây co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.

 

Đối với phụ nữ mang thai, chì tích tụ trong cơ thể cạnh tranh với canxi trong xương. Nó có thể vượt qua hàng rào nhau thai, phơi nhiễm vào đứa bé. Hậu quả xảy ra là thai nhi giảm tăng trưởng và bà mẹ có nguy cơ sinh non.

Ở người trưởng thành, tiếp xúc với chì cũng được ghi nhận tác dụng lên hệ tim mạch như tăng huyết áp. Nó cũng gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng xấu đến sinh sản. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị nhiễm chì có thể không để lại di chứng ở người trưởng thành.

 

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, mức độ chì trong nước uống phải được giới hạn ở dưới 0.015 mg/L. Nhiều chuyên gia còn chỉ ra con số gây nguy hiểm thậm chí còn phải thấp hơn thế, dưới mức 0.01 mg/L.

Tình trạng nhiễm độc trên người được chẩn đoán bằng xét nghiệm lượng chì trong máu. Đối với người lớn kết quả bình thường là dưới 0.2 mg/L. Mức độ cao hơn không đáng kể được coi là không nghiêm trọng. Một người được tính là ngộ độc và phải điều trị khi có mức độ chì trong máu cao hơn 0.6 mg/L.

 

Đối với trẻ em, mức độ chì trong máu được giới hạn thấp hơn. Kết quả bình thường sẽ là dưới 0.05 mg/L. Mức độ chì từ 0.1 đến 0.25 mg/L đã có thể liên quan đến suy giảm chức năng thần kinh. Mức độ trên 0.25 mg/L sẽ gây ra đau đầu, khó chịu và các vấn đề thần kinh nghiêm trọng hơn.

 

Điều trị được chỉ định bắt đầu ở mức 0.45 mg/L. Mức độ 0.5-0.7 mg/L được tính là nhiễm độc vừa phải. Trên 0.7 mg/L được tính là nhiễm độc nặng và có thể gây co giật, tử vong.

 

Do đó, nước giếng khoan để phục vụ cho ăn uống cần phải được lấy mẫu, phân tích, kiểm tra và xác định biện pháp xử lý nhằm loại bỏ các thành phần trong nước giếng khoan gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

 

2. Các phương pháp xử lý nước giếng khoan

 

 

3. Các mô hình công nghệ áp dụng xử lý nước giếng khoan hiệu quả với chi phí thấp nhất

 

 

Với hơn 6 năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngủ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường REGREEN đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước sạch ăn uống, nước tinh khiết đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất cho nhiều hộ gia đình, cơ quan đoàn thể, trung tâm và rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo