Quy trình xử lý nước thải thủy sản tiêu chuẩn tại ReGreen

Ngày tạo: 05/05/2022 - Lượt xem: 607

Nước thải trong lĩnh vực thủy sản đang đe dọa nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, cùng REGREEN tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải thủy sản tiêu chuẩn nhé!

Chế biến và nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành trọng, quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, nuôi trồng thuỷ sản phát sinh ra nhiều loại chất thải, có tác động nghiêm trọng đến môi trường, con người và quay lại tác động tiêu cực đến quá trình nuôi trồng thuỷ sản,  ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật mặt nước. Do vậy, tiến hành xử lý chất thải từ thuỷ sản là vô cùng cần thiết. Hôm nay, MÔI TRƯỜNG REGREEN sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về xử lý nước thải thuỷ sản.

Nước thải thuỷ sản là gì? nguồn gốc phát sinh

Nước thải thuỷ là là những nước thải ra trong quá trình tiến hành các hoạt động bào gồm trong ngành chế biến thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu được thải từ các nhà máy, các cơ sở chế biến sử dụng dây chuyền công nghệ để chế biến thuỷ sản tươi sống thành các sản phẩm như các loại đồ khô, đồ hộp, các loại sản phẩm thường dùng như nước mắm, hay sản phẩm đông lạnh. Từ đây, nước thải được phát sinh. Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản là loại nước thải phát sinh ra trong quá trình sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong ao hồ, sông suối làm ô nhiễm môi trường nước.

Chủ yếu trong nước thải thuỷ sản bao gồm các thành phần như chất hữu cơ, các chất như N, P, Clo các loại chất rắn, Các vi sinh vật có hại

Khái quát về nước thải thủy sản

Tác động của nước thải thuỷ sản

Các chất thải từ thuỷ sản có tác động lớn đến môi trường, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, bên cạnh đó, việc ô nhiễm môi trường nước còn làm cho việc nuôi các loại thuỷ sản trở nên khó khăn.

Chất thải thuỷ sản chứa hàm lượng chất N, P có tỷ lệ cao trong môi trường sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa hãy phí dưỡng là một phản ứng của hệ sinh thái. Từ đó, làm cho môi trường nước thiếu oxy làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước, các loại sinh vật dưới nước.

Trong chất thải từ thuỷ sản sẽ sản sinh ra rất nhiều các loại sán, giun, các loại vi sinh vật gây bệnh, đây chính là những nguyên nhân lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người.

Một trong những hiện tượng chúng ta dễ nhận thấy là mùi hôi, tanh bốc lên từ nước thải thuỷ sản hệ quả từ phân huỷ acid amin có trong thuỷ sản, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người.

Do vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước thải thuỷ sản để đảm bảo cho môi trường trong sạch, phục vụ có hiệu quả cho cuộc sống cũng như trong ngành nghề thuỷ sản.

Hạn chế tác động của nước thải thủy sản thông qua quá trình xử lý chuyên nghiệp

Quy trình xử lý chất thải thuỷ sản

Quy trình xử lý nước thải thuỷ sản được bắt đầu từ bể thu gom chất thải, qua bể điều hoà, bể kỵ khí, bể hiếu khí, Module MBR. Cụ thể như sau:

Bể thu gom

Chất thải từ thuỷ sản sau khi thu gom sẽ được phân loại, tách mỡ và các loại rác có kích thước lớn được đưa đến bể thu gom, sau đó từ bể thu gom sẽ được bơm lên bể điều hoà.

Bể điều hòa

Bể điều hoà với chức năng cân bằng trọng tải của nước thải cũng như cân bằng lưu lượng nước thải cho nền, tại đây, không khí sẽ được bơm từ các máy cấp khí với mục đích trộn nước thải, tránh sự phân huỷ của các loại chất gây ra mùi hôi. Sau đó, lại bơm chất thải ở đây qua bể kỵ khí. Nhằm sử dụng các vi sinh vật để phân huỷ các chất.

Bể kỵ khí

Tại bể kỵ khí sẽ được cung cấp thông qua các máy cấp khí trong bể. Đồng thời, các vi sinh vật kỵ khí trong bể kỵ khí sẽ có chức năng làm giảm các chất như BOD, COD trong chất thải., phân huỷ các chất hữu cơ, các chất có trong nước thải. Trong quá trình phân huỷ này sẽ tạo ra các chất khí như H2S, CO2, CH4. Như vậy, thông qua bể kỵ khí, rất nhiều hợp chất có trong nước thải thuỷ sản sẽ được phân huỷ tạo thành các chất khí.

Bể hiếu khí

Sau khi các thành phần có trong chất thải được xử lý qua bể kỵ khí sẽ được bơm vào bể hiếu khí. Tại bể hiếu khí, oxy được cung cấp để thực hiện giai đoạn xử lý nước thải thủy sản hiếu khí. Trong quá trình này, các chất hữu cơ trong chất thải tiếp tục được xử lý bằng các vi sinh vật và cho ra các chất cuối cùng là CO2 và H2O. Quá trình này sẽ làm giảm nhanh chóng chất ô nhiễm có trong chất thải ra môi trường

Module MBR

Cuối cùng, tại Module MBR, các chất như BOD, COD, N, P sẽ được xử lý bởi các vi sinh vật. Màng lọc MBR có chức năng giữ lại tại bề mặt màng các loại vi sinh vật, bùn, chất ô nhiễm. Nước sạch sẽ được đi qua màng lọc, bùn và các chất khác được di chuyển đến aerotank và được hút định kỳ theo quy định.

Nước lọc sạch cuối cùng sẽ được đưa ra nơi tiếp nhận khi đảm bảo các tiêu chuẩn.

Như vậy, thông qua bài viết trên, MÔI TRƯỜNG REGREEN hi vọng các bạn sẽ có những nhận biết nhất định đến chất thải từ thuỷ sản và cách xử lý nước thải thuỷ sản. Nếu có thắc mắc bạn có hãy liên hệ qua hotline của REGREEN 0902.337.365 để được tư vấn. Trân trọng.


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo