xử lý nước thải y tế bằng công nghệ MBR

Ngày tạo: 20/08/2020 - Lượt xem: 1282

Môi trường ReGreen chuyên thiết kế thi công các công trình nước thải y tế theo công nghệ mới nhất. Cam kết chất lượng nước đạt quy chuẩn môi trường...

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ

Công nghệ xử lý của trạm xử lý nước thải (XLNT) được đề xuất dựa trên các yếu tố chính sau:

- Thành phần tính chất nước thải đầu vào và yêu cầu chất lượng sau xử lý.

- Diện tích đất dành cho trạm XLNT.

- Hiệu quả xử lý và yếu tố kinh tế.

- Các quy chuẩn Việt Nam trong việc xây dựng và vận hành trạm XLNT.

- Yêu cầu về năng lượng, hóa chất...

Các công nghệ xử lý thông dụng cho xử lý nước bệnh viện như sau:

 - Sinh học thiếu khí (Anoxic) kết hợp bùn hoạt tính thông thường.

- Sinh học từng mẻ SBR (Sequencing Batch Reactor)

- Lọc sinh học (Biological Filter)

 - Bùn hoạt tính kết hợp lọc màng MBR (Membrane Biological Reactor)

 Đề xuất công nghệ xử lý

Nước thải y tế là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc đối với các nhà quản lý môi trường nói chung và toàn xã hội nói riêng vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm xử lý hiệu quả nước thải y tế, bảo đảm các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường đã được các nhà quản lý môi trường quan tâm. Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử lý an toàn và triệt để nước thải y tế. Dựa vào kết quả nguyên cứu triển khai công nghệ xử lý nước thải trên thế giới và dựa vào kinh nghiệm thực tế của cty Môi Trường ReGreen về thiết kế, thi công cho hệ thống xử lý nước thải của các y tế, Khu Công Nghiệp, nhà máy, các khu dân cư cao cấp, khu resort, các khách sạn cao cấp, và khu chợ thủy hải sản...Chúng tôi đề xuất lựa phương án xử lý nước thải sau: Công nghệ sinh học thiếu khí-hiếu khí tiếp xúc kết hợp lọc màng MBR (AOM-Anoxic Oxic Membrane)

Công nghệ xử lý sinh học kết hợp lọc màng là công nghệ tiên tiến, đã được áp dụng thành công trong việc xử lý nước thải y tế, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp tại các nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Cụ thể chúng tôi đã và đang triển khai thành công các dự án ứng dụng công công nghệ màng MBR cho xử lý nước thải như:

Các ưu điểm nổi bật của công nghệ MBR so với các công nghệ xử lý sinh học khác như:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế

 

Thuyết minh công nghệ xử lý 

Nước thải phát sinh từ các quá trình khám chữa bệnh, lavapo…, sẽ theo hệ thống thu gom tự chảy về bể tiếp nhận và điều hòa, bể tiếp nhận và điều hòa được thiết kế âm xuống mặt đất để có thể thu được toàn bộ lượng nước thải phát sinh của trạm y tế chảy về đây. Đồng thời bể tiếp nhận có thời gian lưu nước lâu, thời gian lưu nước lâu sẽ làm xuất hiện môi trường kị khí trong nước thải, đây là môi trường thuận lợi để các chất lơ lững bị chuyển hóa thành các chất hòa tan và sau đó bị thủy phân thành các chất mạch ngắn và được các vi sinh vật hiếu khí trong bể sinh học hiếu khí tiêu thụ dễ dàng, sau đó nước thải ở bể tiếp nhận và điều hòa sẽ được bơm chìm bơm lên bể sinh học 2 giai đoạn thiếu khí và hiếu khí, giai đoạn thiếu khí (Anoxic) có nhiệm vụ phân hủy N và P. Sau đó nước thải được đưa qua bể sinh học hiếu khí (Oxic).

Bể sinh học hiếu khí là nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trình Nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo bằng máy thổi khí. Quá trình Nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa Nitơ, đầu tiên là Ammonia thành Nitrite sau đó oxy hóa Nitrite thành Nitrate. Quá trình Nitrate hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng  Nitrosomonas và Nitrobacter

Bước 1 : Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas: NH4+ + 1.5 O2   -> NO2-  +  2 H+  +  H2O                   (1)

Bước 2 :  Nitrite được chuyển thành nitrate được thực hiện bởi loài Nitrobacter: NO2-  +0.5 O2 ->  NO3-                                                        (2)

Trong bể sinh học các vi sinh vật (VSV) hiếu khí sử dụng oxi được cung cấp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải một phần thành vi sinh vật mới, một phần thành khí CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:

VSV + C5H7NO2 (chất hữu cơ) + 5O2 -> 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới      (3)

Các giá thể – vật liệu tiếp xúc (dạng sợi) có diện tích bề mặt tiếp xúc 205 m2/m3, là nơi để các vi sinh vật dính bám và phát triển. Dòng nước thải chảy liên tục vào bể sinh học chảy qua bề mặt của giá thể tiếp xúc, đồng thời không khí cũng được cung cấp liên tục trong bể (oxy hòan tan DO>2mg/l) .Trong điều kiện đó vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh tạo thành các màng vi sinh vật có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ và màu của nước thải. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn (mixed liquor), hỗn hợp này chảy đến bể lọc màng MBR.

Bể lọc màng MBR được lắp đặt thành module với kích thước lỗ lọc là 0,03µm. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước sạch và hỗn hợp bùn hoạt tính, các chất rắn lơ lững và vi khuẩn gây bệnh. Một lượng bùn và nước tại bể lọc màng MBR sẽ được bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí tiếp xúc, nhằm di trì mật độ sinh khối, giúp vi sinh vật hoạt động tốt hơn, nâng cao hiệu suất xử lý. Phần nước sạch sau xử lý một phần dẫn đến bể chứa nước rửa màng và đến các bồn hóa chất để pha trộn hóa chất. Phần còn lại sẽ được dẫn thẳng ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột A.

Công ty Môi trường ReGreen chuyên thi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Hotline: 0902.337.365


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo