Quy trình xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn, tiết kiệm diện tích

Ngày tạo: 07/07/2021 - Lượt xem: 516

Công Ty ReGreen chuyên xử lý nước thải bệnh viện. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện do regreen cung cấp luôn đảm đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường, hệ thống thiết kế nhỏ gọn tiết kiệm diện tích, tiết kiệm chi phí, dễ dàng vận chuyển

1. Giới thiệu tổng quan về bệnh viện

Bệnh viện là một tổ chức chăm sóc sức khỏe cung cấp điều trị bệnh nhân với các nhân viên y tế và điều dưỡng chuyên ngành và thiết bị y tế. Loại bệnh viện được biết đến nhiều nhất là bệnh viện đa khoa, thường có khoa cấp cứu để điều trị các vấn đề sức khỏe khẩn cấp, từ nạn nhân hỏa hoạn và tai nạn cho đến một căn bệnh bất ngờ. Một bệnh viện huyện thường là cơ sở chăm sóc sức khỏe lớn trong khu vực của nó, với một số lượng lớn giường dành cho chăm sóc đặc biệt và giường bổ sung cho những bệnh nhân cần chăm sóc dài hạn. Các bệnh viện chuyên khoa bao gồm trung tâm chấn thương, bệnh viện phục hồi chức năng, bệnh viện trẻ em, bệnh viện (người cao tuổi) và bệnh viện để giải quyết các nhu cầu y tế cụ thể như điều trị tâm thần (xem bệnh viện tâm thần) và một số loại bệnh. Bệnh viện chuyên khoa có thể giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe so với bệnh viện đa khoa. Bệnh viện được phân loại là chung, chuyên khoa hoặc chính phủ tùy thuộc vào các nguồn thu nhập nhận được.

Bệnh viện có các chức năng sau đây:

- Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh

- Đào tạo cán bộ y tế

- Nghiên cứu khoa học về y học

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

- Hợp tác quốc tế

- Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Nước thải bệnh viện là nước thải phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện

Ví dụ như: pha chế thuốc, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương bệnh nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm,… Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bênh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, có nồng độ kháng sinh cao và vi khuẩn gây bệnh cao.

Nước thải bệnh viện chứa rất nhiều vi trùng, virus, các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị. Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bênh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, có nồng độ kháng sinh cao và vi khuẩn gây bệnh cao.

Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường vừa kể trên thì thường có chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, chất khoáng bẩn, các chất khử trùng, dư lượng thuốc kháng sinh, các dung môi hóa học được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Tùy theo số lượng bệnh nhân lưu trú tại bệnh viện và quy mô bệnh viện mà lượng nước thai hằng ngày xả ra khác nhau. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính được lượng nước thải phát sinh như sau:

- Đối với bệnh viện có quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày

- Đối với bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày

- Đối với bệnh viện trường học: 500 – 900 lít/người.ngày

2. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện sẽ phát sinh từ các nguồn sau:

- Hoạt động khám chữa bệnh đa dạng (phẫu thuật, xét nghiệm, thí nghiệm).

- Nước thải sinh hoạt (cán bộ, nhân viên, bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân).

- Nước thải nhà ăn, căn tin (giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, vệ sinh phòng…)

Nước thải bênh viện có chứa rất nhiều thành phần độc hại với lưu lượng lớn gây ô nhiễm môi trường và con người. Nó được xếp vào danh sách những chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ cho con người và môi trường.

Trong nước thải y tế chứa:

- Các chất hữu cơ

- Các chất dinh dưỡng (N,P)

- Các chất rắn lơ lửng

- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh như: Coliform, Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, nấm,…

- Các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong máu, mủ, dịch,… của người bệnh Các loại hóa chất độc hại từ thuốc, chế phẩm điều trị bệnh, thậm chí còn có cả chất phóng xạ,…

Trong đó, thành phần gây ô nhiễm chính không thể thiếu chính là:

- pH: 6 – 8

- Chất rắn lơ lửng (SS) (mg/l): 100 – 150

- BOD (mg/l): 150 – 250

- COD (mg/l): 300 – 500

- Coliform (MNP/100ml): 105 – 107

3. Quy trình xử lý nước thải

4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải y tế

- Bể thu gom: Bể thu gom có nhiệm vụ thu gom nước thải của bệnh viện, tại đây được lắp thêm lưới lược rác để lược rác thô và các chất lơ lững kích thước lớn trong nước thải. Nước từ bể thu được bơm sang bể điều hòa.

- Bể điều hòa: Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao. Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi, ổn định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa. Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào bể sinh học kỵ khí (UASB).

- Bể sinh học kỵ khí (UASB): Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu lượng sẽ được bơm dẫn sang bể kỵ khí. Tại đây, nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.

- Bể sinh học thiếu khí (anoxic):

Tại bể Anoxic, dùng các vi sinh vật thiếu khí xử lý toàn bộ lượng Amoni và Photpho có trong nước thải. Trong bể thiếu khí thì hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển mạnh giúp xử lý N, P trong nước thải qua quy trình như sau:

Quá trình Nitrat hóa được xảy ra theo phương trình sau:

NH3 -> NO3- -> NO2- -> NO -> N2O -> N2 (khí)

Quá trình khử Amoni được thực hiện bởi 2 chủng vi sinh vật là Nitrosonas và Nitrobacter. Thành phần Amoni có trong nước thải sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành N2 và thoát ra môi trường. Nhờ đó mà nito có trong nước thải giảm xuống.

Quá trình Photphorit hóa được xảy ra theo phương trình sau:

PO43- Microorganism (PO43-) dạng muối  -> Bùn

Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình trên là Acinetobacter. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không chứa phốt pho hoặc các hợp chất có chứa phốt pho nhưng dễ bị phân hủy với vi sinh vật hiếu khí ở quá trình tiếp theo.

Nhằm tăng quá trình tiếp xúc cũng như tăng hiệu quả quá trình phản ứng. Thì trong bể Anoxic được bố trí các cánh khuấy chìm. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quá trình phản ứng thì trong thực tế còn sử dụng giá thể từ nhựa, đệm sinh học. Nhằm tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.

- Bể sinh học hiếu khí:

Nước thải từ bể Anoxic sẽ được đưa qua bể Arotank. Bể Aerotank hoạt động dựa trên các chủng vi sinh xử lý nước thải có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật có lợi phân hủy bằng cách là các vi sinh này dùng các chất thải hữu cơ để làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

Nguyên lý hoạt động bể Aerotank được diễn ra với 3 quy trình cơ bản như sau:

a. Đầu tiên là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ:

Quá trình này có thể diễn giải bằng phương trình sau:

CxHyOz + O2 — Enizyme —> CO2 + H2O + H

Trong giai đoạn này, những bùn hoạt tính được hình thành và phát triển nhanh chóng. Tốc độ oxi hóa càng cao thì tốc độ tiêu thụ khí oxi cũng diễn ra càng nhanh. Ở thời điểm này, lượng dinh dưỡng trong các chất thải cao nên tốc độ sinh trưởng phát triển của vi sinh rất lớn. Cũng vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ oxi trong bể Aeroten rất lớn.

b. Quá trình tổng hợp tế bào mới:

CxHyOz + NH3 + O2 — Enizyme —> CO2 + H2O + C5H7NO2 – H

Ở quá trình thứ 2 này, các vi sinh vật đã phát triển ổn định và nhu cầu tiêu thụ oxi của chúng cũng không có sự thay đổi quá nhiều. Cũng tại đây, các chất hữu cơ được phân hủy nhiều nhất. Đồng thời, hoạt lực của Enzym trong bùn hoạt tính cũng đạt mức cực đại.

c. Quá trình phân hủy nội bào:

C5H7NO2 + 5O2 — Enizyme —> 5CO2 + 2H2O + NH3  ± H

Trong giai đoạn này, tốc độ tiêu thụ oxi trong bể lại tiếp tục tăng cao. Theo nguyên lý làm việc của bể Aerotank thì giai đoạn này là lúc Nitrat hóa các muối Amoni. Ngay sau đó thì nhu cầu tiêu thụ oxi lại tiếp tục giảm xuống.

- Bể lắng sinh học:

Sau quá trình xử lý tại bể Arotank thì nước thải được đưa sang bể lắng. Tại đây các bông bùn được tách ra khỏi nước và lắng xuống, phần nước trong sẽ được chạy sang bể khử trùng.

Phần bùn lắng xuống được bơm bùn tuần hoàn về bể Arotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ được bơm về bể chứa bùn để xả bỏ.

- Bể khử trùng:

Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, Cột B.

CÔNG TY TNHH REGREEN VIỆT NAM

63/21C, Đường Số 9, phường Trường Thọ,  quận Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 337 365

Email: info@regreenvn.com

Website: www.regreenvn.com


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo