Công nghệ xử lý nước thải trường học chi phí thấp, hiệu quả cao

Ngày tạo: 08/07/2021 - Lượt xem: 829

Công ty ReGreen chuyên thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trường học. Hệ thống xử lý nước thải trường học do regreen cung cấp luôn đảm bảo tiêu chuẩn xà thải, tiết kiệm diện tích, tiếm kiệm chi phí

1. Giới thiệu tổng quan về trường học

Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo viên. Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống giáo dục tiêu chuẩn, hầu hết là bắt buộc. Trong các hệ thống này, học sinh thường trải qua các loại trường khác nhau, tùy nơi tên gọi trường có thể khác nhau nhưng chủ yếu gồm trường tiểu học và trường trung học. Mẫu giáo và nhà trẻ là các giai đoạn trước khi vào trường học. Ngày nay, ngoài các nhà trường truyền thống còn có trường học tại nhà và trường học trực tuyến.

Hệ thống giáo dục hiện nay gồm có các cấp bậc sau đây:

- Giáo dục mầm non: Đối tượng : trẻ em từ 3 – 6 tuổi. Mục tiêu : Nuôi dưỡng tư duy và thói quen sinh hoạt  của trẻ.

- Giáo dục cơ bản: Tổng cộng 12 năm, chia làm 3 giai đoạn : cấp 1  bậc tiểu học, cấp 2 bậc trung học cơ sở, cấp 3 bậc trung học phổ thông. Bậc tiểu học và trung học tổng cộng 9 năm, là bậc giáo dục bắt buộc.

- Tiểu học: Bậc tiểu học bắt đầu từ 6 – 11 tuổi, học từ lớp 1 – lớp 5, tổng cộng 5 lớp, là bậc giáo dục bắt buộc đối với mỗi công dân.

- Trung học cơ sở: Bậc trung học cơ sở bắt đầu từ 11 – 15 tuổi, học từ lớp 6 – lớp 9, tổng cộng 4 lớp

- Trung học phổ thông: Bậc trung học phổ thông bắt đầu từ 15 – 18 tuổi, học từ lớp 10 – lớp 12.

- Trường trung học năng khiếu: Đối tượng : những học sinh cấp 3 ưu tú.

- Trường giáo dưỡng: Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên: Nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi.

- Trường Phổ thông dân tộc nội trú: Đây là các trường nội trú dặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội.

- Trung cấp, dạy nghề: Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp. Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng.

- Cao đẳng: Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng.

- Đại học: Học sinh cấp 3 sau khi hoàn thành kì thi tốt nghiệp quốc gia tiếp tục tham gia vào kì thi tuyển sinh đại học mới có thể tiến vào học tại các trường đại học trong cả nước. Chương trình đại học kéo dài từ 4 – 6 năm

- Giáo dục sau đại học:

Thạc sĩ : Thời hạn đào tạo từ 1 – 2 năm

Tiến sĩ : thời hạn đào tạo từ 1 – 4 năm

Theo thời gian, nền kinh tế khoa học ở nước ta dần phát triển mạnh mẽ, trình độ tri thức của con người ngày càng được tăng lên giúp cho sự phát triển nghiên cứu khoa học mạnh mẽ. Để có thể đáp ứng được sự phát triển trình độ tri thức của đất nước thì việc hình thành các khu trường học cũng ngày càng tăng lên, số lượng học sinh, sinh viên ở các khu trường học cũng tăng nhiều hơn qua các năm. Đồng thời, lượng nước cấp sử dụng cho các trường ngày một nhiều hơn và lượng nước thải bỏ cũng tương đương. Điều đáng nói ở đây là nước thải trường học này được thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua hệ thống xử lý nước thải  trường học trước khi xả thải.

2. Nguồn phát sinh nước thải trường học

Lượng nước thải phụ thuộc vào quy mô của trường học và số lượng học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức trong trường. Nước thải trường học phát sinh từ các nguồn sau đây:

Nước thải từ hoạt động sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống

Các chất hữu cơ trong nước thải trường học từ nhà vệ sinh chủ yếu là các loại cacbon hydrat, protein, lipid,… là các chất dễ bị sinh vật phân hủy. Ngoài ra, trong nước thải trường học còn có một lượng lớn chất lơ lửng có khả năng gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận chúng và khiến chất lượng nước tại nguồn này xấu đi. Các chất dinh dưỡng N,P có nhiều trong nước thải chính là yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.

Nước thải từ hoạt động nấu ăn

Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao (55 -65% tổng lượng chất rắn), ngoài ra còn chứa dầu mỡ khoáng, chất tẩy rửa từ hoạt động nấu ăn.

Nước thải từ hoạt động giặt giũ:

Có chứa các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ xà phòng, các chất tẩy rửa,…

Nước thải từ các phòng thí nghiệm:

Do có số lượng ít, chỉ từ các trường trung học phổ thông trở lên mới có, không thực hành thường xuyên, nước thải này thỉnh thoảng mới có và chứa các hóa chất đã được pha loãng nhiều lần, không đáng kể.

Qua đó, ta thấy rõ nước thải trường học chủ yếu là nước thải từ quá trình sinh hoạt nên các chất ô nhiễm trong nước thải trường học có thể kể đến những chất sau đây:

COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ, một lượng lớn và gây thiếu hụt oxi của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân hủy yếm khí có thể sinh ra các thành phần như H2S, NH3, CH4… làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.

SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.

Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật nước.

Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…

Amonia, phospho: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ dinh dưỡng quá cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước (sự phát triển bùng phát của các loại tảo làm cho hàm lượng oxi trong nước thấp vào ban đêm gây ngạt thở và chết các vi sinh vật sống trong nước, trong khi đó nồng độ oxi vào ban ngày rất cao do quá trình quang hợp của tảo).

Màu: mất mỹ quan.

Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxi trên bề mặt

3. Quy trình xử lý nước thải trường học

4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải trường học

Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được đưa về hầm tự hoại, trước hầm tự hoại được đặt song chắn rác để loại bỏ các cặn lớn.

Hầm tự hoại: Nước thải từ các nhà vệ sinh được đưa về hầm tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi dẫn về hệ thống xử lý tập trung. Hầm tự hoại hoạt động với 2 quá trình:

- Quá trình thứ nhất: quá trình lắng cặn trong bể tự hoại có thể xem như là quá trình tĩnh. Dưới tác dụng của trọng lực thì các hạt cặn sẽ rơi xuống đáy bể và nước trong sẽ ra khỏi bể. Dưới đáy bể có các vi sinh vật yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ trong nước thải.

- Quá trình thứ hai: quá trình len men. Sau khi cặn lắng xuống đáy bể và các chất hữu cơ bị vi sinh vật yếm khí phân hủy thì cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men của cặn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, lượng vi sinh vật trong cặn…

Nước thải sinh hoạt sẽ được đưa qua song chắn rác.

Song chắn rác: có tác dụng giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn như giấy, rác, túi nilon,… trong nước thải để tránh làm tắc nghẽn các công trình xử lý sau.

Nước thải nhà ăn sẽ được đưa qua bể tách dầu mỡ. Bể tách dầu mỡ dùng để tách dầu mỡ có trong nước thải từ các khu nhà ăn, bếp núc để tránh làm tắc nghẽn bơm.

Ba loại nước thải trên sẽ được tập và thu gom về hố thu gom

Hố thu gom: nước thải được bơm về hố thu gom tập trung để chuẩn bị đưa vào các công trình xử lý nước thải phía sau. Sau đó nước thải được đưa sang bể diều hòa

Bể điều hòa: dùng để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải có trong nước thải trường học. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị sục khí ở đáy bể giúp xáo trộn đều nguồn nước, tránh quá trình lắng cặn và xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí gây mùi hôi trong bể. Sau đó, nước thải trường học sẽ được đưa qua bể MBBR

Bể MBBR: nước thải sau khi ra khỏi bể điều hòa được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí với công nghệ MBBR kết hợp giữa quá trình màng sinh học và quá trình bùn hoạt tính.

Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí cung cấp đầy đủ khí oxi cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Đồng thời quá trình sục khí giúp xáo trộn liên tục các vật liệu đệm, giúp các vật liệu đệm luôn trong trạng thái lơ lửng. Các vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ sẽ bám dính lên bề mặt của vật liệu đệm để sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Lớp màng sinh vật trên vật liệu đệm sẽ phát triển và dày lên rất nhanh, sau một thời gian, lớp vi sinh vật phía bên trong không tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị chết và bong tróc ra rơi vào trong nước thải. Đồng thời, trong bể cũng diễn ra hai quá trình là nitrate hóa và denitrate giúp loại bỏ N và P trong bể. Nước trong bể MBBR sau xử lý sẽ được chảy qua bể lắng sinh học.

Bể lắng sinh học: lắng cặn sinh học do các vi sinh vật chết trôi ra theo nước thải được lắng xuống đáy bể. Phần bùn sau lắng được đưa qua bể chứa bùn để xử lý.

Bể khử trùng: phần nước trong sau bể lắng sẽ được đưa qua hệ thống khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh còn xót lại trong bể. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT.

Ưu điểm của công nghệ:

  • Tiết kiệm được diện tích xây dựng và hiệu quả xử lý cao.
  • Quá trình vận hành đơn giản
  • Chi phí bảo dưỡng và vận hành thấp
  • Hàm lượng bùn tạo ra thấp
  • Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành
  • Thường được lắp đặt ở dạng hợp khối nên dễ di chuyển khi cần và dễ lắp đặt
  • Có tính tự động hóa cao

CÔNG TY TNHH REGREEN VIỆT NAM

63/21C, Đường Số 9, phường Trường Thọ,  quận Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 337 365

Email: info@regreenvn.com

Website: www.regreenvn.com

 


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Hotline
Zalo