Module hệ thống xử lý nước thải Johkasou (JOKASO)
- Màng lọc MBR
- Màng lọc MBR MR
- Màng lọc MBR Việt Nam
- Module hệ thống xử lý nước thải MBR
- Module hệ thống xử lý nước thải Johkasou (JOKASO)
- Module hệ thống xử lý khí thải
- Gia công sản xuất bồn composite (FRP)
- Gia công sản xuất bồn, tháp nhựa PP
- Màng lọc RO
- Đĩa thổi khí
- Giá thể vi sinh
- Tấm lắng lamen
- Cột lọc composite
- Vật liệu lọc
- Bơm nước thải
- Bùn vi sinh
- Mật rỉ đường
Giới thiệu về Module Johkasou
- Module jokaso hay còn gọi là Johkasou ở Nhật Bản, Công nghệ có hiệu quả xử lý các thành phần ô nhiễm cao, chi phí vận hành thấp, dễ dàng vận hành, giảm sự cố phát sinh do ít thiết bị xử lý hơn các công nghệ truyền thồng.
- Module xử lý nước thải Johkasou có công suất từ 1-200 m³/ngày, bên trong Module là tích hợp các công nghệ: “Công nghệ xử lý sinh học kỵ khí (Anaerobic)”, “Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR”, “Công nghệ lắng sinh học”, “Công nghệ lọc sinh học-khử trùng”.
-
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải JOHKASO Nhật Bản
Nước thải đầu vào từ các hoạt động sinh hoạt, nấu ăn, giặt, vệ sinh… sẽ đi trực tiếp vào
Module JOHKASOU, đầu tiên nước thải sẽ qua “ngăn lắng cặn” và “ngăn lọc kỵ khí”, 2 ngăn này thiết kế chức năng tương tự như bể phốt.
Ngăn lắng cặn: được thiết kế giữ lại các tạp chất ô nhiễm có khối lượng riêng lớn hơn và nhẹ hơn khối lượng riêng của nước thải (ví dụ: phân, giấy, dầu mỡ…), các tạp chất này có xu hướng lắng xuống đáy hoặc nổi lên trên, Tại đây vi sinh vật kỵ khí dần phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm, phần nước trong chứa các hạt cặn lơ lửng sẽ trôi sang “Ngăn lọc kỵ khí”.
Ngăn lọc kỵ khí: tại đây các hạt cặn lơ lửng tiếp tục bị giữ lại và phân hủy kỵ khí trên lớp vật liệu lọc, Ống thông hơi được bố trí để giảm áp lực không khí và hạn chế mùi hôi do quá trình xử lý kỵ khí tạo ra, sau quá trình tách cặn và sự ảnh hưởng của vi sinh vật phân hủy kỵ khí các chất ô nhiễm đã được loại bỏ khoảng 60-65%, để loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm nước thải tiếp tục đi qua hệ thống xử lý hiếu khí phía sau.
Ngăn sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR tại ngăn sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR tồn tại chủ yếu 2 loại vi sinh vật: “vi sinh vật hiếu khí” bên ngoài và “vi sinh vật thiếu khí” bám bên trong lớp giá thể MBBR, lượng oxy được duy trì nhờ máy thổi khí.
Vi sinh vật thiếu khí bám bên trong lớp giá thể MBBR sẽ xử lý hàm lượng Nitơ dưới dạng muối Nitrat có mặt trong nước thải. Trong nước thải lượng Nitơ chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ và Amoniac. Tại đây các vi khuẩn trong môi trường thiếu khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trường và phát triển, đồng thời với quá trình đó là quá trình khử muối Nitrat và Nitrit bằng cách lấy oxy từ chúng và giải phóng ra Nitơ tự do và nước. Quá trình khử Nitrate sẽ diễn ra theo phản ứng:
6NO3- + 5CH3OH à 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-
Vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ – BOD, COD có trong nước thải.
Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2 à CO2 + H2O + năng lượng
Quá trình tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2 à C5H7O2N + CO2 + H2O + năng lượng
Quá trình chuyển hóa Nitrat (nitrification process):
Quá trình nitrat hóa: diễn ra trong bể với sự góp mặt của 2 chủng loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter theo cơ chế sau:
Bước 1: Ammonia được chuyển thành nitrit bởi loài Nitrosomonas (diễn ra tại lớp hiếu khí của lớp màng vi sinh vật).
NH4+ + 1,5 O2 ® NO2- + 2 H+ + H2O
Bước 2: Nitrite được chuyển thành nitrat bởi loài Nitrobacter .
NO2- +0,5 O2 ® NO3-
Tổng hợp 2 phản ứng trên được viết lại như sau:
NH4+ + 2 O2 ® NO3- + 2 H+ + H2O
Sau quá trình xử lý sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR sẽ sinh ra một lượng nhỏ bùn lơ lửng.
Ngăn lắng sinh học, Ngăn lọc sinh học, Ngăn khử trùng: Sau quá trình xử lý sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR sẽ sinh ra một lượng nhỏ bùn lơ lửng, “Ngăn lắng sinh học” và “Ngăn lọc sinh học” có chức năng giữ lại các hạt cặn này không cho trôi ra khỏi hệ thống, Tại “ngăn lắng sinh học” và “ngăn lọc sinh học” có bố trí đường tuần hoàn bùn dư về “Ngăn lắng cặn”. Sau cùng nước được chảy tràn sang “Ngăn khử trùng”, Tại Ngăn khử trùng có bố thí thiết bị khử trùng dạng tĩnh để lọa bỏ hoàn toàn các vi sinh vật gây hại trước khi xả thải ra môi trường, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt “Quy Chuẩn Xả Thải Quốc Gia.